Mẹo khắc phục bê tông bị rỗ cột

01/11/2022
Cẩm nang xây nhà

Các nguyên nhân bê tông cột bị rỗ:

  • Đổ cấp phối đá không hợp lý, cỡ đá to nhỏ không đều hoặc cát quá nhiều.
  • Đổ trộn bê tông không đều.
  • Đổ bê tông quá khô. (Nguyên nhân do thợ không tưới nước đủ độ ẩm, ván gỗ hút hết nước của bê tông.)
  • Đổ cốp pha không kín khít, để hở nhiều làm chảy mất vữa xi măng, đặc biệt dưới chân móng, chân cột, đáy dầm. Điều này tất nhiên sẽ kéo theo sự mất nước làm bê tông bị khô.
Bê tông bị rỗ cột

Cách khắc phục bê tông cột bị rỗ:

Sau khi bê tông khô cứng lại sẽ tiến hành dỡ cốp pha. Khi dỡ, cần chú ý quan sát bề mặt bê tông xem có xảy ra hiện tượng rỗ hay không. Nếu thấy nhiều lỗ nhỏ, cần xác định là rỗ bề mặt hay rỗ sâu để đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất.
  • Đối với bê tông cột bị rỗ bề mặt: Rỗ cột bê tông bề mặt là xuất hiện các vết rỗ nhỏ, chiều sâu không lớn, diện không rộng. Cách khắc phục tốt nhất là chúng ta sẽ tiến hành đục và trát vữa xi măng. Đầu tiên, chúng ta cần đục toàn bộ các viên đá, sỏi, vữa tại chỗ rỗ, phun nước rửa sạch. Sau đó thấm khô nước và dùng hỗn hợp vữa-xi măng-cát với tỉ lệ 1:2:5 trát kín. Khi trát, cần miết mạnh bay hoặc vẩy cho vữa bám chắc vào phần bê tông bên trong. Với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, chúng ta nên dùng súng phun vữa với cấp phối 1:1,15- 1:4,4.
  • Đối với bê tông cột bị rỗ sâu: Tức là những lỗ rỗ xuất hiện với mật độ khá dày và chạm đến tận sâu cốt thép bên trong. Với loại rỗ này, kỹ sư Newhouse khuyên các bạn nên tiến hành phá dỡ cột bê tông bị rỗ và đổ bê tông cột lại từ đầu để đảm bảo toàn. Khi đổ lại, bạn cần chắc chắn bê tông được đổ đúng cấp phối theo tiêu chuẩn, quá trình làm ẩm cốp pham bảo dưỡng bê tông sau khi đổ cũng được giám sát chặt chẽ để không mắc phải sai lầm cũ.

Trang chủ | Liên hệ | Điều khoản sử dụng | Chính sách bảo mật
Số giấy phép đăng ký doanh nghiệp: 2802532605
Bản quyền thuộc về NEWHOUSE © 2020.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 29/03/2018.